Thống kê số dư tiền gửi khách hàng tại 10 công ty chứng khoán lớn nhất sàn HoSE đến cuối năm 2023 đã đạt gần 53.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm liền trước.
Tổng hợp số liệu trên báo cáo tài chính quý IV/2023 của 10 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới trên sàn HoSE cho thấy đến cuối năm ngoái, số dư tiền gửi khách hàng tại nhóm công ty này đã đạt 52.975 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2022. Tuy nhiên, số dư này đã giảm 2% so với quý liền trước.
Hầu hết khoản này là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý.
Gần 53.000 tỷ đồng sẵn sàng đổ vào chứng khoán
Xét về quy mô, Chứng khoán VPS vẫn giữ vị trí số 1 về tiền gửi của khách hàng khi các tài khoản đang dư hơn 16.500 tỷ đồng, cao gấp 2-3 lần những nhà môi giới khác.
Đây là điều không quá khó hiểu khi VPS đang chiếm 1/5 thị phần môi giới trên HoSE cũng như 1/4 thị phần tại HNX và UPCoM. Thậm chí, trên thị trường phái sinh, nhà môi giới chứng khoán này cũng nắm tới 58,1% thị phần trong quý IV/2023 và 59,2% thị phần cả năm.
Dù vậy, so với quý III/2023, lượng tiền gửi khách hàng tại VPS đã giảm gần 3.100 tỷ đồng, mức giảm lớn nhất trong các công ty chứng khoán. Hai quý trước đó, số dư tiền gửi này đều tăng rất mạnh, có thời điểm tăng trên 4.900 tỷ đồng, lên mức cao kỷ lục là 19.600 tỷ.
Xu hướng này cũng ghi nhận tại VNDirect và SSI. Hiện quy mô tiền gửi của khách hàng tại 2 công ty này khá tương đồng nhau, lần lượt đạt 6.366 tỷ và 5.174 tỷ đồng, giảm tương ứng 6% và 3% so với quý liền trước.
SỐ DƯ TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẠI 10 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LỚN NHẤT HOSE | |||||||||||
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. | |||||||||||
Nhãn | VPS | SSI | VNDriect | TCBS | HSC | Mirae Asset | MBS | Vietcap | KIS | FPTS | |
Quý I/2022 | tỷ đồng | 22140 | 6792 | 9927 | 5228 | 2710 | 4894 | 4106 | 2792 | 1011 | 4596 |
II | 22678 | 5764 | 8143 | 2635 | 2486 | 3532 | 4054 | 1832 | 1065 | 4015 | |
III | 19045 | 4896 | 6512 | 3062 | 2207 | 3883 | 3694 | 2447 | 939 | 3218 | |
IV | 17947 | 4715 | 4725 | 2330 | 2011 | 3113 | 3079 | 2215 | 1074 | 2528 | |
Quý I/2023 | 13652 | 4581 | 5121 | 2278 | 1913 | 3642 | 2766 | 1891 | 1234 | 2715 | |
II | 14731 | 4620 | 5880 | 4431 | 2046 | 3111 | 3380 | 2013 | 1363 | 3260 | |
III | 19620 | 5313 | 6777 | 3826 | 2225 | 4296 | 3905 | 2000 | 2627 | 3579 | |
IV | 16555 | 5174 | 6366 | 5774 | 2507 | 4431 | 4232 | 2772 | 1716 | 3448 |
Tương tự, số dư tiền gửi khách hàng tại Chứng khoán KIS Việt Nam cũng đã giảm hơn 900 tỷ đồng trong quý IV/2023, xuống 1.716 tỷ đồng. Không chỉ có quy mô tiền gửi khách hàng thấp nhất top 10, KIS Việt Nam cũng đang đứng cuối danh sách này với thị phần môi giới chỉ 2,8%.
Trong khi đó, dù thị phần không khá hơn, xếp ở vị trí thứ 9, số dư tiền gửi của khách hàng tại Chứng khoán FPT (FPTS) lại ngang ngửa, thậm chí vượt nhiều nhà môi giới lớn khác như HSC hay Vietcap. Tuy vậy, trong quý gần nhất, khoản mục này tại FPTS vẫn suy giảm xuống còn 3.448 tỷ đồng.
Ngược lại, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) lại ghi nhận lượng tiền gửi của nhà đầu tư tăng gần 2.000 tỷ đồng, lên 5.774 tỷ (+51%). Quý IV/2023, thị phần của TCBS trên HoSE cũng được cải thiện đáng kể khi nâng từ 6,8% lên 7,6%, vượt mặt VNDirect để leo lên vị trí top 3 thị phần môi giới tại sàn TP.HCM.
Ngoài ra, nhóm công ty chứng khoán ghi nhận lượng tiền gửi khách hàng tăng lên so với quý liền trước còn có HSC đạt 2.507 tỷ đồng (+282 tỷ), Mirae Asset Việt Nam đạt 4.431 tỷ đồng (+135 tỷ), MBS đạt 4.232 tỷ đồng (+327 tỷ) và Vietcap đạt 2.772 tỷ (+772 tỷ).
“Tiền tươi” đứng ngoài có phải tín hiệu tốt?
Có nhiều nguyên nhân tác động đến dòng tiền của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán. Việc số dư tiền gửi duy trì mức cao hoặc tăng lên phần nào cho thấy nguồn tiền đứng ngoài sẵn sàng nhập cuộc rất lớn.
Tuy vậy, xu hướng này cũng phản ánh tâm lý thận trọng, ngần ngại giải ngân của nhà đầu tư trước những diễn biến khó lường của thị trường chứng khoán.
Nhìn chung, các công ty chứng khoán đều ghi nhận số dư tiền gửi của khách hàng tăng mạnh vào quý III/2023. Đây cũng là giai đoạn nhà đầu tư trong và ngoài nước rục rịch chốt lời, cơ cấu lại danh mục cổ phiếu sau khi VN-Index tăng miệt mài từ đầu năm.
Trên thực tế, đà phục hồi của VN-Index sau khi tạo đáy vào cuối năm 2022 đã gỡ bỏ phần nào rào cản tâm lý cho nhà đầu tư, đồng thời tạo ra chu kỳ hưng phấn mới.
Tiền gửi khách hàng tăng cao khi VN-Index tiến lên vùng cao nhất năm. Ảnh: DNSE. |
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới đã tăng liên tục kể từ tháng 4 đến tháng 8/2023. Tính riêng trong tháng 8/2023, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 188.298 tài khoản, tăng 25% so với tháng liền trước và là mức cao nhất trong hơn một năm qua.
Bên cạnh đó, lãi suất huy động của các ngân hàng giảm sâu cũng được xem là lý do khiến nguồn tiền nhàn rỗi đổ vào kênh sinh lời hấp dẫn hơn như chứng khoán. Trong khi đó, các công ty chứng khoán tranh thủ cơ hội này tung ra nhiều sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn mặt bằng chung.
Liên quan tới số dư tiền gửi của khách hàng tại công ty chứng khoán, tháng 12/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản đề nghị các công ty chứng khoán chấn chỉnh việc huy động vốn nhà đầu tư rồi trả lãi suất như ngân hàng.
Văn bản được ban hành sau khi cơ quan quản lý nhận thấy có hiện tượng một số công ty chứng khoán thỏa thuận cho phép khách hàng, nhà đầu tư được hưởng lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch. Các công ty chứng khoán được yêu cầu phải dừng ngay việc thỏa thuận này, bắt buộc tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động trên chậm nhất trước ngày 30/6.
Chứng khoán 22/1: Dòng tiền ngoại mạnh nhất 3 thángKhối ngoại mua ròng 516 tỷ đồng trong phiên 22/1, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2022. Danh sách mua ròng chủ yếu tập trung vào nhóm ngân hàng và thép. |
Rung lắc có thể xuất hiện nhưng khó cản đà tăng của VN-IndexCác công ty chứng khoán đều có chung dự báo VN-Index tiếp tục tăng trong tuần giao dịch tới. Áp lực chốt lời có thể xuất hiện khi chỉ số tiến vào vùng kháng cực 1.190-1.200 điểm. |
Cổ phiếu Thế Giới Di Động được khối ngoại ‘săn lùng’ trở lạiTuần vừa qua, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với quy mô gần 550 tỷ đồng. |
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức – Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách – nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo… Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Theo: Zing News
Comments are closed.