Trong bối cảnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho biết họ phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm.
Theo VASEP, xuất khẩu các nhóm sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc so với cùng kỳ. Ảnh: Vasep. |
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Chính phủ báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý, Hiệp hội cho biết nhiều doanh nghiệp đã phản ánh tình trạng phải tiếp “quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra” trong một năm, nhất là cùng một nội dung, lĩnh vực. Điều này dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
“Hoạt động thanh tra, kiểm tra với tần suất quá nhiều, cách thức thực hiện quá phiền hà đã và đang làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, phần nào làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn”, Hiệp hội nhấn mạnh.
VASEP kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; cắt giảm hoạt động thanh tra, kiểm tra không cần thiết đối với doanh nghiệp, thực hiện đúng theo chỉ đạo tại Chỉ thị 20 của Chính phủ.
Ngoài ra, trong công văn, Hiệp hội này cũng phản ánh các vướng mắc, bất cập liên quan đến chi phí tuân thủ quy định hành chính, chính sách thuế như hướng dẫn về mức thuế giá trị gia tăng đối với phế phẩm, phụ phẩm thủy hải sản; xuất hóa đơn hàng bán bị trả lại; khó khăn trong kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn của cơ sở kinh doanh bỏ trốn, ngừng hoạt động, bị đóng mã số thuế, cưỡng chế hóa đơn…
Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,2 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Theo VASEP, xuất khẩu các nhóm sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc so với cùng kỳ. Trong đó, giảm mạnh nhất là mặt hàng cá tra khi đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm hơn 26%, tiếp đến là tôm đạt hơn 3,1 tỷ USD, giảm hơn 22%…
Tháng 11 là tháng duy nhất kể từ đầu năm đến nay ghi nhận tăng trưởng dương về trị giá hàng thủy sản xuất khẩu, tương ứng tăng từ 789 triệu USD (cùng kỳ năm 2022) lên 790 triệu USD.
Trong các thị trường, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam và đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong 11 tháng đầu năm.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 11 tháng từ đầu năm với 1,44 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, trị giá xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ lại ghi nhận giảm tới 28%.
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu…
EVN đề xuất nhập điện gió từ Lào, giá 1.700 đồng/kWhEVN đề xuất nhập khẩu điện từ dự án nhà máy điện gió Trường Sơn với công suất 250 MW tại tỉnh Bolikhamsai (Lào), giá nhập khoảng 1.700 đồng/kWh. |
Việt Nam giảm nhập khẩu ôtô, giá xe nhập Indonesia còn 340 triệu đồngTrong tháng 11, ôtô nhập khẩu vào Việt Nam sụt giảm mạnh cả về số lượng lẫn trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thái Lan vẫn là quốc gia cung cấp nhiều ôtô nhất cho người Việt. |
Nhập khẩu hơn 26 triệu tấn than cho sản xuất điện năm 2024Nhu cầu than cho sản xuất điện năm 2024 là hơn 74,3 triệu tấn. Tuy nhiên, hai công ty trong nước chỉ cung ứng được khoảng 48 tấn. |
khó khăn doanh nghiệp
xuất nhập khẩu
thủy sản
doanh nghiệp
thanh tra doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản
Theo: Zing News
Comments are closed.