Để hạ nhiệt lạm phát, Fed cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu. Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn xa chiến thắng.
Theo CNBC, các thị trường đang đổ dồn sự chú ý vào báo cáo lạm phát của Mỹ sắp được công bố trong tuần này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi đến nay vẫn duy trì ở mức cao, dù đã tiến gần hơn đến mục tiêu 2% của Fed.
Trong tháng 5, lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt xuống 4%. Đây là mức tăng hàng năm thấp nhất trong vòng hơn 2 năm. Nhưng CPI cốt lõi – không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm dễ bay hơi – vẫn tăng 0,4% so với tháng trước và 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Sự kết thúc của khởi đầu”
Nhận xét về cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu, ông Kokou Agbo-Bloua – chuyên gia kinh tế học hàng đầu của Societe Generela – đã trích dẫn bài phát biểu của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill hồi năm 1942.
“Đây chưa phải điểm kết thúc. Nó không bắt đầu một cái kết, mà có lẽ là sự kết thúc của khởi đầu”, ông nói.
“Các ngân hàng trung ương cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu ở một mức cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó”, vị chuyên gia lập luận.
Các ngân hàng trung ương cần kích hoạt một cuộc suy thoái, chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên và phá hủy nhu cầu ở một mức cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó
Ông Kokou Agbo-Bloua – chuyên gia kinh tế học hàng đầu của Societe Generela
Theo ông Agbo-Bloua, tác động của việc thắt chặt các chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thực sẽ có độ trễ khoảng 3-5 quý.
Nhưng ông nhấn mạnh rằng khoản tiết kiệm hộ gia đình khổng lồ – được tích lũy trong thời kỳ đại dịch – sẽ tạo ra một vùng đệm bổ sung cho người tiêu dùng Mỹ. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cũng thay đổi trong giai đoạn này.
Nhờ đó, thị trường lao động của Mỹ đến nay vẫn còn rất mạnh mẽ, bất chấp các đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp của Fed.
Do đó, theo ông, độ trễ của các chính sách thắt chặt sẽ được kéo dài hơn nữa.
Vì vậy, với sự quyết liệt trong việc kìm hãm lạm phát, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, nhất là Fed, sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất điều hành cho đến khi đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Mỹ sẽ không thể tránh một cuộc suy thoái
Đa số chuyên gia tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 7 sau khi tạm dừng vào tháng 6.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà đầu tư đang định giá khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6 lên tới 94,9%. Kịch bản Fed giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 5,1%.
“Chúng tôi tin rằng một cuộc suy thoái kinh tế có thể diễn ra vào quý I năm sau. Bởi tác động từ các đợt tăng lãi suất dồn dập sẽ dần được phơi bày. Chúng không biến mất”, ông Agbo-Bloua giải thích.
Nhưng ông tin rằng khu vực đồng euro sẽ không rơi vào suy thoái. Bởi nhu cầu đang cao hơn nguồn cung 2-3 điểm phần trăm. “Do đó, kinh tế có khả năng suy yếu chứ không suy thoái”, vị chuyên gia nhận định.
Câu hỏi đặt ra là lĩnh vực nào trong nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái sớm nhất. “Cuộc suy thoái sẽ bào mòn lợi nhuận của các công ty, hiện vẫn đang ở mức kỷ lục. Nhưng hiện tượng tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ có thể triệt tiêu lợi nhuận”, ông Kokou Agbo-Bloua nhận xét.
“Chi tiêu của người tiêu dùng cũng sẽ chậm lại. Nhưng lãi suất có thể tăng cao hơn nữa trước khi kịch bản này xảy ra”, ông nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Nathan Thooft – một giám đốc tại Manulife Asset Management – tin rằng một cuộc suy thoái sẽ diễn ra chậm hơn thay vì biến mất.
“Với việc các điều kiện tín dụng bị thắt chặt, hoạt động cho vay giảm tốc, chúng ta chỉ đang cố gắng trì hoãn một cuộc suy thoái thay vì ngăn chặn nó hoàn toàn”, ông Thooft nhận định.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu…
Tỷ phú nào kiếm nhiều tiền nhất nửa đầu năm nayCác thành viên nằm trong danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới của Bloomberg bỏ túi trung bình 14 triệu USD mỗi ngày. Trong đó, Elon Musk là người kiếm nhiều tiền nhất. |
Theo: Zing News
Comments are closed.