Khó khăn bủa vây ngành tôm

Các doanh nghiệp thủy sản cho rằng tôm thương phẩm của Việt Nam rất khó cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador vì giá thành cao hơn.

Sáng 1/7, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã có buổi ăn sáng với các doanh nghiệp để luận bàn về những khó khăn và tìm cách tháo gỡ.

Trong lần gặp mặt định kỳ lần thứ 3 với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục trình bày những khó khăn trong chuỗi nuôi trồng, chế biến tôm xuất khẩu.

Giá và sản lượng tôm giảm mạnh

Theo bảng báo giá của một doanh nghiệp thu mua thủy sản ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng), giá tôm thẻ loại 20 con/kg đã giảm từ 200.000 đồng/kg xuống 160.000 đồng/kg. So với cuối tháng 1, giá mỗi kg giảm đến 130.000 đồng.

Không chỉ tôm kích cỡ lớn mà tôm loại nhỏ cũng giảm giá thê thảm. Nếu như cuối tháng 1, tôm thẻ loại 50 con/kg có giá 128.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 90.000 đồng/kg; loại 60 con từ 118.000 đồng/kg giảm xuống còn 88.000 đồng/kg; loại 100 con giảm từ 92.000 đồng/kg xuống 76.000 đồng/kg.

Kho khan cua nganh tom anh 1

Ông Trần Văn Lâu (phải), Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng trò chuyện với lãnh đạo các doanh nghiệp sáng 1/7. Ảnh: Việt Tường.

“Với mỗi tấn tôm loại 20 con/kg, nông dân mất 130 triệu đồng so với giá nửa năm trước. Tôm 90-100 con giảm ít hơn nhưng cũng mất trên 15 triệu đồng/tấn”, một doanh nghiệp nuôi thủy sản nói với Tri thức trực tuyến.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam, sản lượng tôm 6 tháng đầu năm 2023 giảm 17% so với cùng kỳ. Theo ông Nam, giá tôm thương phẩm giảm mạnh khiến người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, tỉnh đang kỳ vọng đến cuối năm sản lượng tôm nước lợ của Sóc Trăng sẽ đạt kế hoạch khoảng 200.000 tấn.

Tôm giống nhiễm bệnh từ bố mẹ

Một khó khăn khác, theo tổng giám đốc một công ty thực phẩm tại Khu công nghiệp An Nghiệp, là nhiều nông dân và doanh nghiệp đang bị thua lỗ vì mua phải tôm giống nhiễm bệnh.

Theo nữ CEO, tôm giống nhiễm bệnh từ bố mẹ nên nuôi không lớn, thường bị bệnh, tốn nhiều chi phí thuốc thú y thủy sản khiến giá thành tăng cao.

“Nhiều doanh nghiệp cung ứng con giống đã thừa nhận mầm bệnh nhiễm từ tôm bố mẹ. Nguồn bệnh từ vi sinh vật trong đất. Ao nuôi quá lâu năm, con tôm bố mẹ ăn những vi sinh vật trong đất của ao nên nhiễm bệnh. Con giống bị bệnh và tôm nguyên liệu đang giảm giá, nếu mình rướn tới thì nguy cơ khó khăn thêm, còn không nuôi thì phải treo ao”, nữ doanh nghiệp chia sẻ.

Kho khan cua nganh tom anh 2

Ngành nuôi tôm ở miền Tây đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Việt Tường.

Là doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thủy sản và có vùng nuôi tại Sóc Trăng, bà Phan Bảo Trân (Công ty TNHH Trân An Phú, TP.HCM) cho biết giá tôm giảm khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ không có điều kiện mua thức ăn bằng tiền mặt.

Theo bà Trân, nếu nông dân mua thức ăn bằng tiền mặt thì giá chỉ 28.000-30.000 đồng/kg. Nhưng khi mua theo hình thức ghi nợ, các đại lý bán với giá 38.000-40.000 đồng/kg. Với thuốc thú y thủy sản, mức chênh lệch đến 30%.

“Chúng tôi mong tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi tiếp cận nguồn vốn của các gói tín dụng để khi người nuôi có tiền mặt mua thức ăn và thuốc thú y thủy sản thì mới có thể cạnh tranh giá thành với các nước khác. Tôm của Ecuador và Ấn Độ có giá thành thấp hơn Việt Nam vài chục nghìn đồng mỗi kg”, bà Trân nhấn mạnh.

Kho khan cua nganh tom anh 3

Bà Phan Bảo Trân trình bày những khó khăn trong ngành tôm. Ảnh: Việt Tường.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, nói rằng cả nước có trên 2.000 cơ sở sản xuất tôm giống với 150 tỷ con mỗi năm. Trong đó, nhiều cơ sở xuất ra thị trường con giống kém chất lượng.

“Chúng tôi từng có chiến dịch kiểm tra con giống, phát hiện nhiều mẫu kém chất lượng, không kiểm dịch. Vấn đề này, ngành nông nghiệp đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Thủy sản can thiệp, loại bỏ triệt để các cơ sở sản xuất tôm giống kém chất lượng, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh”, ông Nhã nói.

Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam thấp hơn Ấn Độ và Ecuador vì những nước này chủ động được công nghệ sản xuất tôm giống sạch bệnh, kháng bệnh. Đối với Việt Nam, con giống không sạch bệnh kéo theo tỷ lệ nuôi thành công thấp, lợi nhuận thấp, rủi ro cao và giá thành cao.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Giá tôm miền Tây tiếp tục giảm mạnh

Khi thị trường tôm gặp khó khăn, nhiều nông dân chọn phương án “thu tỉa” để đưa lên bờ những tấn tôm có kích cỡ phù hợp với mức giá đảm bảo có lãi.

Khó khăn của ngành tôm

Tp. Hồ Chí Minh

nuôi tôm khó khăn

Sóc Trăng

giá tôm giảm

Theo: Zing News

Posted on Tháng Bảy 3, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top