Hợp tác được kỳ vọng tạo cơ hội phát triển bền vững cho nghề trồng tỏi lâu đời ở huyện đảo, giải quyết đầu ra cho người nông dân và quảng bá thương hiệu đặc sản này ra thế giới.
Ngày 1/7, Công ty CP Hàng Tiêu dùng Masan (MCH) đã ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn tỏi Lý Sơn để chế biến sản phẩm nước mắm Nam Ngư Ớt Tỏi Lý Sơn với 100% tỏi từ huyện đảo.
Theo lãnh đạo địa phương, đến nay huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phát triển được hơn 300 ha đất trồng tỏi.
“Tỏi là cây trồng chủ lực trên đảo nhưng giá tỏi mỗi năm một thay đổi, nên cuộc sống của nông dân trồng tỏi bấp bênh, thương hiệu chưa được quảng bá một cách chiến lược, rộng khắp”, vị này chia sẻ.
Do đó, huyện Lý Sơn đánh giá cao hợp tác lần này, kỳ vọng đây sẽ là tiền đề duy trì và tạo cơ hội phát triển bền vững cho ngành nghề trồng tỏi lâu đời trên huyện đảo, thúc đẩy kinh tế địa phương cũng như quảng bá thương hiệu tỏi Lý Sơn đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Lễ ký kết giữa Masan Consumer và huyện đảo Lý Sơn diễn ra ngày 1/7. Ảnh: MCH. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đánh giá đây sẽ là mô hình tốt để tạo cơ hội phát triển bền vững cho ngành nghề nông nghiệp tại các địa phương có đặc sản quý, hiếm.
Bà Lê Thị Nga, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan cho biết doanh nghiệp và nhãn hàng Nam Ngư đã hợp tác với các vùng miền có các đặc sản nổi tiếng, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, nâng tầm giá trị đặc sản địa phương của các vùng miền đất nước.
“Với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu, Nam Ngư cũng mở rộng cơ hội quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu tỏi Lý Sơn tới người dân cả nước và ra thị trường quốc tế”, bà Nga nhấn mạnh.
Lãnh đạo địa phương cũng khẳng định chính quyền và các hộ canh tác tỏi sẽ đồng hành với nhãn hàng Nam Ngư để thực hiện nhiều hoạt động đa dạng, góp phần đưa tỏi Lý Sơn trở thành thương hiệu tỏi quốc gia cũng như được biết đến rộng rãi trên thế giới.
Cách đây vài ngày, một nhãn hiệu khác của Masan Consumer là Chin-su cũng đã ký kết hợp tác với thương hiệu phở gia truyền Phở Thìn Bờ Hồ và ra mắt sản phẩm phở ăn liền mới “Phở Story”. Đây là sự kết hợp đầu tiên giữa một thương hiệu thực phẩm và một quán gia truyền lâu đời.
Năm nay, công ty hàng tiêu dùng này đặt mục tiêu doanh thu thuần 30.500-33.500 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp đang đẩy mạnh chiến lược “Go Global” nhắm tới kết quả 15% doanh số năm 2027 đến từ kinh doanh quốc tế. Các sản phẩm của Masan Consumer đã có màn ra mắt tại Nhật Bản, Hàn Quốc và có kế hoạch thâm nhập nhiều thị trường phát triển khác như Hàn Quốc, Australia, châu Âu và Bắc Mỹ…
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Masan thu hơn 200 tỷ đồng mỗi ngàyTập đoàn bán lẻ hàng đầu này chứng kiến sức mua tiêu dùng suy giảm trong đầu năm và kỳ vọng cải thiện lợi nhuận trong vào nửa cuối năm nay. |
Masan muốn bán gia vị, nước chấm ra thế giớiTập đoàn bán lẻ này đặt mục tiêu thị trường toàn cầu sẽ đóng góp 15% tổng doanh thu, đẩy mạnh cho các thương hiệu Chinsu, Omachi và Vinacafe. |
masan
tỏi lý sơn
Masan
nam ngư
nước mắm
phở thìn bờ hồ
phở story
Theo: Zing News
Comments are closed.