Gần một năm kể từ khi rào chắn công trình metro số 1 khu vực chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) được gỡ bỏ, nhưng các con đường xung quanh vẫn còn hàng loạt mặt bằng bị bỏ trống.
Chợ Bến Thành là một trong những công trình biểu tượng lâu đời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, mua sắm. Do đó, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực này luôn thuộc top đắt đỏ nhất nhì khu trung tâm TP.HCM. |
Đã gần 1 năm trôi qua kể từ khi rào chắn công trình metro số 1 trên đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) được gỡ bỏ, đoạn đường 500 m này vẫn còn khoảng 30-40 mặt bằng bị bỏ trống vì giá thuê quá cao. |
Gần 10 mặt bằng nằm liên tiếp nhau trên đường Lê Lợi (đoạn gần chợ Bến Thành) đã đóng cửa im lìm nhiều tháng nay. Trước đây, các tiểu thương thường chọn những cửa hàng này để kinh doanh đồ lưu niệm, thời trang, chủ yếu phục vụ du khách nước ngoài. |
Thực tế, ghi nhận của Zing cho thấy những mặt bằng nhà phố này có giá thuê trung bình khoảng 180-260 triệu đồng/tháng. Nhiều người có nhu cầu thuê mặt bằng thời điểm này cho biết giá thuê tại đây quá cao so với tiềm năng thực tế. |
Một môi giới tại đây cho biết căn nhà phố 4,5 x 22 m, kết cấu 1 trệt 2 lầu đang có giá rao thuê 180 triệu đồng/tháng. Cạnh đó, một căn nhà phố 1 trệt 1 lầu khác có diện tích 4 x 27 m lại được chào thuê lên đến 10.000 USD/tháng (khoảng 235 triệu đồng/tháng). |
Gần đây, một thương hiệu đồ uống được nhiều bạn trẻ biết đến là Phúc Long cũng đã ‘tháo chạy’ khỏi mặt bằng có vị trí đắc địa 2 mặt tiền tại góc đường Lê Lợi và Phan Bội Châu. |
Hiện tại, mặt bằng có diện tích 8 x 20 m này được môi giới chào thuê với mức giá 300 triệu đồng/tháng. |
Trong khi đó, tại cửa Nam chợ Bến Thành, hàng chục kiosk có mặt tiền đường Lê Thánh Tôn treo biển giảm giá nhưng vẫn không có khách thuê. |
Một đoạn đường Lê Lai chỉ dài khoảng 300 m từ chợ Bến Thành đến đường Trương Định (quận 1, TP.HCM) đang có gần chục mặt bằng bị bỏ trống. |
Tại ngã ba Lê Lai và Phan Chu Trinh, một mặt bằng có vị trí 2 mặt tiền với giá chào thuê 400 triệu đồng/tháng cũng trong tình trạng ế ẩm khách thuê. |
Dù bị bỏ trống nhiều tháng qua nhưng chủ nhà rất giới hạn tệp khách, chỉ mong muốn cho showroom nội thất và cửa hàng vàng bạc đá quý thuê. |
Trong một cuộc trao đổi với Zing cách đây không lâu, bà Trang Bùi – Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam – cho rằng cách làm việc của các chủ nhà cũng góp phần khiến thị trường nhà phố cho thuê khó đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng, đặc biệt từ quốc tế hoặc ở phân khúc cao cấp, xa xỉ. |
Tương tự, tổng giám đốc một chuỗi cà phê lớn ở thị trường quốc tế khi đến Việt Nam cũng chỉ ra thực tế chủ mặt bằng không có sự ưu ái đối với khách thuê, do đó giá thuê thường tăng phi mã kèm nhiều điều khoản khắt khe. |
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Một con đường trung tâm TP.HCM có đến 40 mặt bằng bị bỏ trốngTừng là nơi kinh doanh sầm uất nhất nhì TP.HCM nhưng từ sau đại dịch, con đường Hai Bà Trưng (quận 1) chỉ còn những mặt bằng không được sử dụng với chi chít bảng rao cho thuê. |
Hàng loạt thương hiệu lớn quanh Nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM ‘tháo chạy’Nhiều thương hiệu lớn như McDonald’s, eDiGi, Samsung, Mellower Coffee… đã rút khỏi các mặt bằng đắc địa tại khu vực Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP.HCM). |
Mặt bằng chợ bến thành
Tp. Hồ Chí Minh
chợ bến thành
trả mặt bằng
Theo: Zing News
Comments are closed.