Sau các phiên tăng giá liên tục, giúp vàng nhẫn trong nước đang giao dịch ổn định quanh mốc 57,6 triệu đồng, cũng là vùng cao nhất hai tháng qua.
Giá vàng nhẫn đã tăng lên vùng cao nhất 2 tháng trong phiên 16/5. Ảnh: Chí Hùng. |
Trong bối cảnh thị trường tài chính diễn biến tiêu cực, các nhà đầu tư trong nước đang chứng kiến đà phục hồi tích cực của thị trường vàng, đặc biệt là mặt hàng vàng nhẫn.
Sau khi tăng liên tục những phiên gần đây, giá mặt hàng này phiên 16/5 hôm nay tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng, hiện đã lên vùng cao nhất 2 tháng.
Cụ thể, trong phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn 99,99% ở mức 56,55 – 57,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 150.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Nếu so với một tuần trước, giá vàng nhẫn SJC đã tăng 300.000 đồng/lượng.
Tuy nhiên, đà tăng của mặt hàng này vẫn chưa đủ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn nếu mua vàng vào đầu tuần trước. Theo đó, nếu trừ đi chênh lệch giá mua – bán vàng nhẫn SJC đưa ra, người mua vàng từ đầu tuần trước đến nay vẫn đang thua lỗ 700.000 đồng/lượng.
Đáng chú ý, đà tăng của giá vàng nhẫn SJC hôm nay chủ yếu được hỗ trợ nhờ đà phục hồi của giá vàng thế giới. Vùng giá hiện tại cũng là mốc cao nhất mà mặt hàng vàng này ghi nhận được trong 2 tháng qua.
Không riêng SJC, giá vàng nhẫn tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng đã tăng liên tục và ghi nhận mức cao 57,5 triệu đồng/lượng vào cuối ngày hôm qua (15/5). Đến hôm nay, giá tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 100.000 đồng, lên cố định ở mức 56,6 triệu/lượng (mua) và 57,6 triệu/lượng (bán).
So với một tuần trước, giá vàng nhẫn do PNJ chế tác cũng đã tăng 300.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán, đồng thời ghi nhận vùng giá cao nhất kể từ tháng 3 đến nay.
Tại Hà Nội, các cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu hôm nay cũng tăng 100.000 đồng/lượng cho mặt hàng Vàng Rồng Thăng Long lên mức 56,56 – 57,51 triệu/lượng (mua vào – bán ra), cao hơn 270.000 đồng so với giá bán tuần trước.
Tuy nhiên, nếu trừ đi chênh lệch giá mua – bán của doanh nghiệp, người mua vàng tại đây vẫn nhận khoản lỗ 800.000 đồng/lượng tuần qua.
Với mặt hàng vàng miếng, giá giao dịch những phiên gần đây cũng ghi nhận xu hướng tăng nhẹ. Trong đó, SJC hiện niêm yết mặt hàng này ở mức 66,65 – 67,27 triệu/lượng (mua vào – bán ra), không thay đổi so với phiên liền trước. Tuy nhiên, nếu so với tuần trước, mức tăng của mặt hàng này là 120.000 đồng/lượng.
Công ty PNJ hiện chấp nhận giao dịch vàng miếng tương đương với SJC, ở mức 66,65 triệu/lượng (mua) và 67,25 triệu/lượng (bán), tăng 50.000 đồng so với phiên 15/5.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đưa ra giá mua với mặt hàng vàng miếng ở mức 66,6 triệu/lượng và giá bán ở 67,2 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua. Nếu so với một tuần trước, mức tăng tại DOJI vào khoảng 100.000 đồng.
Trên thị trường thế giới, trong sáng nay, giá vàng giao ngay vẫn phổ biến giao dịch quanh vùng 2.016 USD/ounce, tăng 6 USD so với mức mở cửa hôm trước. Tuy nhiên, tới đầu giờ chiều, giá vàng thế giới đã quay đầu giảm 10,9 USD, trở lại vùng trên 2.005 USD/ounce.
Giới phân tích cho rằng giá vàng hôm nay có biến động khiêm tốn trong bối cảnh nhu cầu nắm giữ USD sụt giảm, khiến giá trị của đồng tiền này suy yếu so với nhiều ngoại tệ khác.
Tuy nhiên, sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn tồn tại khi chính quyền Mỹ mở rộng các cuộc đàm phán liên quan đến trần nợ công. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội vào hôm nay để lần thứ 2 thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến nợ công.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảmGiá vàng trong nước theo đà giảm của vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn, vàng trang sức đều giảm 50.000-250.000 đồng. |
Giá vàng miếng SJC đi ngang, vàng nhẫn tiếp đà tăng đầu tuầnGiá vàng trong nước đầu tuần có biến động trái chiều tại các doanh nghiệp, vàng miếng SJC hiện vẫn đi ngang mốc 67,2 triệu/lượng, trong khi vàng nhẫn tăng lên 57,5 triệu đồng. |
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Theo: Zing News
Comments are closed.