Ủy ban kinh tế đề nghị Chính phủ khắc phục bất cập về giá điện

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN và có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Trong báo cáo thẩm tra về kinh tế – xã hội vừa hoàn thành ngày 8/5, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có lĩnh vực năng lượng.

Theo đó, báo cáo thẩm tra cho biết một số ý kiến cho rằng việc tăng giá điện của EVN khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng, xuất khẩu giảm.

Cơ chế giá điện hiện không hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp (trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng chưa được xem xét, thay đổi.

“Các ý kiến này cho rằng chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái”, báo cáo thẩm tra nêu.

Theo đó, cơ quan này đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

EVN GHI NHẬN MỨC LỖ LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ
Nguồn: BCTC; Tổng hợp
Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Doanh thu tỷ đồng 299346 343346 399508 409802 426000 460700
Lợi nhuận 6593 6818 9720 14480 14730 -26235

Về giá điện, ngày 4/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Theo đó, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới dao động 1.728-3.015 đồng/kWh. EVN tính toán, các hộ dùng điện sinh hoạt dưới 50 kWh/tháng sẽ phải trả thêm 2.500 đồng; hộ dùng 100-300 kWh/tháng, số tiền điện phải trả thêm 5.100-18.700 đồng và trên 400 kWh là 27.200 đồng.

Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam cho biết với 8 tháng còn lại trong năm 2023, nếu tăng giá điện 3%, doanh thu của EVN ước tăng khoảng 8.000 tỷ đồng. Con số này giúp giảm thiểu khó khăn tài chính cho EVN nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mặt trong việc đảm bảo cân đối đủ điện.

Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Trước đó, EVN đã đề xuất tăng giá điện trong bối cảnh doanh nghiệp này ước lỗ hơn 30.000 tỷ đồng năm 2022 do giá nhiên liệu tăng cao. Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Tăng giá điện 3%, EVN có thoát khó?

Chuyên gia cho rằng 3% là mức tăng khiêm tốn của giá bán lẻ điện sau 4 năm không đổi, khó khăn về tài chính vẫn còn hiện hữu với EVN.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất vượt 3.000 đồng/kWh

Theo cách tính giá bậc mới, khách hàng sử dụng 401 kWh trở lên sẽ phải trả 3.015 đồng/kWh thay vì 2.927 đồng/kWh như trước.

làm rõ lỗ của evn

Chính phủ

EVN

evn

evn lỗ

evn tăng giá điện

tăng giá điện

evn lỗ 26000 tỷ

ủy ban kinh tế

Theo: Zing News

Posted on Tháng Năm 9, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top