Xếp trên Hà Nội và TP.HCM, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người theo tháng dẫn đầu cả nước.
Thu nhập bình quân đầu người tại Bình Dương tăng nhanh chóng. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam trong năm 2022 đạt 4,67 triệu đồng/tháng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021, đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư.
Xét theo quy mô tỉnh thành, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/tháng. Con số này vượt xa 2 địa phương xếp sau là Hà Nội với giá trị 6,423 triệu đồng/tháng và TP. HCM với 6,392 triệu đồng/tháng.
Đông Nam Bộ thu nhập cao nhất cả nước
Một số địa phương có mức thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ. Hà Giang là tỉnh có mức thu nhập thấp nhất cả nước, đạt 2,06 triệu đồng/người/tháng.
Mức thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng, tăng 10,4 điểm % so với năm 2021 và cao gấp 1,54 lần con số ghi nhận ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng, tăng 10,8 điểm % so với năm 2021.
Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng cao nhất, đạt 6,33 triệu đồng. Khu vực Đồng Bằng sông Hồng xếp ngay sau với mức thu nhập 5,58 triệu đồng. Vùng có mức thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, 3,17 triệu đồng.
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI HÀNG THÁNG XÉT THEO VÙNG | ||||||||
Nguồn: Tổng cục Thống kê | ||||||||
Nhãn | 2012 | 2014 | 2016 | 2018 | 2019 | 2020 | 2022 | |
Cả nước | triệu đồng | 2 | 2.637 | 3.098 | 3.874 | 4.295 | 4.25 | 4.673 |
Đồng bằng sông Hồng | 2.351 | 3.265 | 3.883 | 4.775 | 4.191 | 5.084 | 5.586 | |
Trung du và miền núi phía Bắc | 1.258 | 1.613 | 1.963 | 2.452 | 2.64 | 2.745 | 3.17 | |
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | 1.505 | 1.982 | 2.358 | 3.014 | 3.331 | 3.405 | 3.967 | |
Tây Nguyên | 1.643 | 2.008 | 2.366 | 2.895 | 3.095 | 2.817 | 3.282 | |
Đông Nam Bộ | 3.173 | 4.125 | 4.662 | 5.792 | 6.28 | 6.024 | 6.334 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 1.797 | 2.327 | 2.778 | 3.585 | 3.886 | 3.874 | 4.077 |
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất cả nước – nhóm 5) có thu nhập bình quân đầu người đạt 10,23 triệu đồng/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).
Theo số liệu, thu nhập nhóm 5 tại Bình Dương có sự chênh lệch đáng kể với những địa phương khác, lên đến 18,31 triệu đồng/tháng trong khi Hà Nội là 13,38 triệu đồng/tháng còn TP.HCM là 12,85 triệu đồng/tháng.
10 TỈNH THÀNH PHỐ CÓ THU NHẬP ĐẦU NGƯỜI HÀNG THÁNG CAO NHẤT | |||||||||||
Nguồn: Tổng cục Thống kê | |||||||||||
Nhãn | Bình Dương | Hà Nội | TP.HCM | Đồng Nai | Hải Phòng | Đà Nẵng | Bắc Ninh | Cần Thơ | Vĩnh Phúc | Nam Định | |
Thu nhâp bình quân | triệu đồng/người/tháng | 8.076 | 6.423 | 6.392 | 6.346 | 5.897 | 5.807 | 5.47 | 5.324 | 5.194 | 5.1 |
Chi tiêu của người dân giảm
Năm 2022, thu nhập bình quân tháng đầu người từ tiền lương, tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %); thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %); thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %); thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7 điểm %).
Tổng cục Thống kê đánh giá cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần, từ 20,1% hồi năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022.
Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,7% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%). Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ khoảng 1,5% so với năm 2021 nhưng vẫn duy trì ở mức cao 55,2%. Đây là dấu hiệu cho thấy sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.
Năm 2022, chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Dưới tác động của dịch Covid-19, các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.
Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọNhững lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. |
Những địa phương có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTheo Tổng cục Thống kê, Hà Nội cùng với Quảng Ninh và TP.HCM là 3 địa phương có mức sống cao nhất cả nước năm 2022. |
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu…
thu nhập bình quân tháng
thu nhập việt nam
Hà Nội
Bình Dương
thu nhập
bình quân
hà nội
tp.hcm
bình dương
mức sống
tổng cục thống kê
Theo: Zing News
Comments are closed.