Báo cáo mới nhất của HNX cho biết SHS, L14, DVM và một loạt cổ phiếu khác niêm yết trên sàn này sẽ được phép giao dịch ký quỹ trở lại trong quý II, áp dụng từ ngày 7/4.
Cổ phiếu SHS và L14 sẽ được cấp margin trở lại từ 7/4. Ảnh: Hoàng Hà. |
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý II, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/4.
Trong danh sách lần này, HNX đưa ra 77 mã chứng niêm yết trên sàn không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ với nhiều lý do khác nhau như chứng khoán thuộc diện bị đình chỉ giao dịch, bị hủy bỏ niêm yết, bị cảnh báo hay lợi nhuận sau thuế năm 2022 trên báo cáo tài chính kiểm toán năm báo số âm…
Đáng chú ý, số lượng chứng khoán nằm trong danh sách bị cắt margin quý II của HNX đã giảm so với danh sách công bố đầu quý I (88 mã). Trong đó, nhiều mã chứng khoán bị cắt margin quý I đã được đưa ra khỏi danh sách này, đồng nghĩa với việc đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 7/4.
Một số cổ phiếu đáng chú ý được cấp margin trở lại trên HNX từ 7/4 phải kể tới SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội; L14 của CTCP Licogi 14; DVM của CTCP Dược liệu Việt Nam; SMT của CTCP Sametel; SRA của CTCP Sara Việt Nam…
So với quý I, danh sách chứng khoán bị cắt margin quý II của HNX đã giảm 23 mã, đồng thời bổ sung 12 mã chứng khoán mới.
Các mã chứng khoán mới bị cắt margin quý II là CTCP Viglacera Đông Triều (DTC); CTCP Đầu tư Xây dựng 40 (L40); CTCP Tập đoàn Danh Khôi (NRX); CTCP Bọc Ống Dầu khí Việt Nam (PVB) với lý do lợi nhuận sau thuế năm 2022 trên báo cáo tài chính kiểm toán là số âm.
Tương tự, cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (FID); CTCP Nhân lực và Thương mại Vinaconex (VCM); CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà (STP); CTCP Lilama 69-1 (L61); CTCP Minh Hữu Liên (MHL) cùng bị cắt margin do chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo.
Tổng công ty Khoáng Sản TKV (KSV) bị cắt margin do thời gian niêm yết chưa đủ 6 tháng. Trong khi CTCP Pin Hà Nội (PHN) và CTCP Xây dựng Điện Vneco 4 (VE4) bị cắt margin do vi phạm pháp luật về thuế.
Ngoài ra, một loạt cổ phiếu quen mặt với nhà đầu tư đã bị HNX cắt margin trong quý I tiếp tục nằm trong danh sách quý II là CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APS); CTCP Chứng khoán BOS (ART); Tổng CTCP y tế Danameco (DNM); CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF); CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar (LDP); CTCP Dịch vụ Hàng Không Sân Bay Đà Nẵng (MAS); CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN)…
Trước HNX, HoSE cũng đã công bố danh sách 74 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý II, tăng 9 mã so với danh sách công bố hồi đầu quý I.
Đây chủ yếu là những cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát từ trước, như CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG); CTCP Nông dược H.A.I (HAI), Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (HVN); CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA); CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT); CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF); CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS); CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG); CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG); CTCP Thép Nam Kim (NKG)…
Ngoài ra, nhiều cổ phiếu của các công ty ghi nhận lợi nhuận âm trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 cũng thuộc diện bị cắt margin quý II.
Chứng khoán Rồng Việt đã xử lý hết lỗ lũy kếLãnh đạo doanh nghiệp thông tin đạt mức lãi hơn 77 tỷ đồng trong quý đầu năm, đồng thời kỳ vọng kết quả nửa đầu năm sẽ tốt hơn để cổ phiếu VDS được cấp margin. |
Cắt margin 62 mã chứng khoán, VIC được ‘mở khóa’Nhiều cổ phiếu lớn và cổ phiếu nóng giai đoạn trước bị dừng cho vay ký quỹ, trong khi đó, VIC đã được đưa ra khỏi danh sách nhờ có lãi trở lại. |
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Theo: Zing News
Comments are closed.