VN-Index thủng mốc 1.000 điểm

Áp lực bán quyết liệt trong khi lực bắt đáy không đủ mạnh mẽ như kỳ vọng đã khiến thị trường lao dốc nhanh về 986 điểm.

Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tuần khá tiêu cực khi chỉ số ngày một bị áp lực bán mạnh hơn. Sức mạnh về tâm lý đã đẩy chỉ số thủng ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm khá dễ dàng vào sau lúc 10h và về cuối phiên càng giảm mạnh hơn.

Tâm lý bi quan của nhà đầu tư là yếu tố chính khiến chỉ số lùi khá sâu so với ngưỡng hỗ trợ. VN-Index đóng cửa lao dốc đến 33,67 điểm (-3,3%) về còn 986,15 điểm. Lực hỗ trợ yếu ớt khiến thị trường thủng đáy 1.000 điểm khá dễ dàng và rơi về mức thấp nhất kể từ 19/11/2020 đến nay.

Áp lực bán tháo cũng xuất hiện rõ rệt trên các sàn tại Hà Nội. Trong đó HNX-Index rơi 7,91 điểm (-3,64%) về mức 209,5 điểm. UPCoM giảm 2,7% xuống còn 76,45 điểm.

chung khoan ngay 24/10,  co phieu,  dau tu anh 1

Diễn biến VN-Index trong phiên 24/10. Đồ thị: TradingView.

Gây tác động xấu nhất lên thị trường đến từ VHM của Vinhomes khi lao thẳng về giá sàn 44.600 đồng. Ngoài ra còn phải kể đến một loạt mã động bất động sản khác cũng lao dốc như NLG, HDG, DIG, CEO, CII, QCG, NVT, DXG… cũng như nhiều mã xây dựng VGC, CTD, HBC.

Nhóm ngân hàng tương tự cũng chìm trong áp lực bán mạnh mẽ. Trong đó có nhiều mã thậm chí giảm sàn như BID, TCB, LPB, STB và nhiều mã khác đã có thời điểm rớt về giá sàn nhưng kịp hồi phục về cuối ngày.

Nhóm cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng cũng không thoát khỏi cảnh bán tháo. Đáng kể có SAB của Sabeco rơi 6,2% về 181.000 đồng, VNM của Vinamilk giảm 3,9% còn 74.000 đồng.

Các cổ phiếu ngành bán lẻ cũng tham gia vào làn sóng bán tháo với đầu tàu là MWG của Thế giới di động rơi thẳng đứng 7% về 78.400 đồng, các mã còn lại như DGW, PET, VRE, PLX cũng rơi về giá sàn.

Đương nhiên là hàng loạt nhóm ngành khác cũng chứng kiến cảnh tượng “bán bằng mọi giá” như nhóm nông nghiệp và chăn nuôi, nhóm sản xuất điện, thủy sản, dệt may, thép, khu công nghiệp và các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ.

chung khoan ngay 24/10,  co phieu,  dau tu anh 2

Top cổ phiếu có tác động mạnh nhất phiên 24/10. Nguồn: FireAnt.

Chiều ngược lại không có quá nhiều điểm sáng mà chỉ là pha đi ngược của một vài cổ phiếu riêng lẻ. Đáng chú ý như ông lớn ngành điện PGV của EVNGenco3 bứt phá 2,9% lên 21.600 đồng, HAG của Hoàng Anh Gia Lai tăng 3,9% đạt 8.830 đồng.

Toàn thị trường một lần nữa lại chìm trong áp lực bán tháo với sắc đỏ chiếm ưu thế. Tổng số mã diễn biến xấu ghi nhận có 823 mã giảm giá (trong đó 263 mã giảm sàn), so với số lượng khiêm tốn chỉ 158 mã tăng giá.

Mặc dù chứng khoán áp lực bán tháo dữ dội nhưng chỉ yếu do không có cầu. Theo đó, thanh khoản thị trường lại rơi về vùng rất thấp với tổng giá trị giao dịch đạt 13.725 tỷ đồng, giảm gần 18% so với cuối tuần trước.

Giao dịch của khối nhà đầu tư tổ chức tự doanh chứng khoán trong trạng thái tiêu cực khi bán ròng hơn 212 tỷ đồng. Đây đã là phiên bán ròng thứ 12 liên tiếp của nhóm nhà đầu tư này.

Trong khi đó, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lại có phần khởi sắc khi quay đầu mua ròng gần 72 tỷ đồng trên HoSE. Các mã được mua nhiều là FRT, MSN, DCM, trong khi các mã bị xả mạnh nhất là STB, SAB và VND.

Bán tháo chứng khoán cuối tuần

Thị trường ghi nhận có đến 884 mã giảm giá (trong đó có 249 giảm sàn), vượt cả tổng số 166 mã tăng giá đã khiến thị trường chung đỏ lửa.

VN-Index có thể được hỗ trợ khi rơi về 1.000 điểm

Phần lớn đơn vị phân tích tin rằng ngưỡng hỗ trợ gần nhất của chỉ số chính quanh 1.000 điểm, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Mười 25, 2022 in Tin tức

Share the Story

Back to Top