Cổ phiếu bất động sản dậy sóng

Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng trần hoặc gần trần cùng nhóm vốn hóa lớn đảo chiều đã giúp VN-Index phục hồi từ mức giảm hơn 26 điểm buổi sáng lên tăng 12 điểm vào cuối phiên.

Thị trường chứng khoán trong nước đã khép lại phiên giao dịch 27/4, đánh dấu phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp sau chuỗi giảm điểm liên tục từ đầu tháng 4. Tương tự diễn biến phiên 26/4, thị trường chứng khoán trong nước cũng khởi đầu sáng nay với đà giảm mạnh trên sàn HoSE nhưng đã phục hồi tích cực về cuối phiên.

Cụ thể, trong sáng nay, chỉ số VN-Index trên sàn HoSE mở cửa ở mức 1.331,73 điểm, giảm gần 10 điểm (0,75%) so với cuối ngày 26/4. Áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên sáng và đầu phiên chiều, tập trung chính vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, khiến thị trường có lúc rơi xuống mức thấp nhất 1.314,81 điểm, giảm 26,53 điểm (1,98%).

Co phieu bat dong san day song anh 1

Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch 27/4 hôm nay. Nguồn: Tradingview.

VN-Index tăng phiên thứ 2 liên tiếp

Tuy nhiên, từ khung 13h30, thị trường bắt đầu ghi nhận xu hướng phục hồi tích cực với hầu hết cổ phiếu các nhóm ngành đảo chiều từ đỏ sang xanh, qua đó đẩy chỉ số lớn nhất thị trường chứng khoán đảo chiều đi lên.

Kết phiên, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 1.353,77 điểm, cao hơn 12,43 điểm (0,93%) so với cuối ngày hôm qua. Đây cũng là phiên tăng thứ 2 liên tiếp của chỉ số này sau chuỗi giảm liên tục hơn 200 điểm từ đầu tháng 4.

Cũng trên HoSE, chỉ số VN30 đại diện cho 30 cổ phiếu lớn nhất sàn này cũng có phiên đảo chiều ngoạn mục khi phục hồi từ mức thấp nhất 1.362,87 điểm lên 1.402,03 điểm vào cuối ngày. So với phiên liền trước, chỉ số này đã tăng 5,13 điểm, tương đương 0,37%.

Ghi nhận diễn biến tích cực hơn, trong hầu hết phiên giao dịch hôm nay, chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội chỉ ghi nhận mức giá xanh. Tuy nhiên, sự đồng thuận tăng giá của các cổ phiếu vào cuối phiên đã kéo chỉ số này tăng 11,92 điểm, tương đương 3,45%, hiện ở mức 357,09 điểm. Đây cũng là phiên phục hồi tích cực thứ 2 liên tiếp của HNX-Index.

BỘ CỔ PHIẾU CÓ TÁC ĐỘNG LỚN NHẤT TỚI VN-INDEX
Nguồn: HSX; Tổng hợp
Nhãn HPG (Hòa Phát) VCB (Vietcombank) MSN (Masan) GAS (PV Gas) CTG (VietinBank) MWG (Thế giới Di động) FPT VRE (Vincom Retail) VNM (Vinamilk) VPB (VPBank)
Tỷ trọng đóng góp vào mức tăng của VN-Index % 0.108 0.088 0.079 0.071 0.058 -0.022 -0.022 -0.023 -0.035 -0.037

Trong phiên sáng, việc các cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm là nguyên nhân chính khiến thị trường chung giảm mạnh, đến phiên chiều, việc các cổ phiếu vốn hóa lớn này đảo chiều từ đỏ sang xanh đã giúp thị trường chung đi lên.

Xét trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HoSE, trong sáng nay, chỉ BID (BIDV) và HPG (Hòa Phát) duy trì được sắc xanh. Tuy nhiên, đến cuối phiên, 7/10 cổ phiếu nhóm này đã ghi nhận đà tăng điểm.

Trong đó, HPG tăng tíc cực nhất với 3,16%; MSN (Masan) tăng 2,59%; CTG (VietinBank) tăng 2,35%; GAS (PV Gas) tăng 1,83%; VCB (Vietcombank) tăng 1,24%… Duy nhất VNM (Vinamilk) trong nhóm này ghi nhận mức giảm 1,19% và VIC (Vingroup); VHM (Vinhomes); SAB (Sabeco) đứng giá tham chiếu.

Cổ phiếu bất động sản tăng trần

Sự đảo chiều của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cổ phiếu các nhóm ngành khác tăng điểm là nguyên nhân chính khiến thị trường có phiên giao dịch buổi chiều tích cực. Đáng chú ý nhất phiên giao dịch hôm nay là nhóm cổ phiếu ngành bất động sản.

Theo đó, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm này đã ghi nhận đảo chiều từ đỏ sang xanh vào cuối ngày hôm qua. Trong đó, NVL (Novaland) kết phiên tăng 0,37%; KDH (Nhà Khang Điền) đảo chiều từ giảm 2,02% phiên sáng thành tăng 0,11% vào phiên chiều; NLG (Nam Long) sáng giảm 0,55% đến chiều đã tăng lại mức 2,66%; SCR (Địa ốc Sài Gòn Thương Tín) đảo chiều tăng 2,1%…

Đáng chú ý, một loạt cổ phiếu trong nhóm bất động sản đã bật tăng trần kịch biên độ trong phiên chiều nay như HQC (Địa ốc Hoàng Quân); CEO (Tập đoàn C.E.O); DIG (DIC Corp); HBC (Xây dựng Hòa Bình); TDH (Thuduc House)…

Ngoài ra, các cổ phiếu khác trong nhóm này cũng tăng gần trần như L14 (Licogi 14) tăng 7,61%; HDC (Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu) tăng 6,47%; HDG (Hà Đô) tăng 4,48%.

Co phieu bat dong san day song anh 2

Cổ phiếu “họ FLC” thu hút dòng tiền. Nguồn: FireAnt.

Cùng với nhóm cổ phiếu bất động sản, các cổ phiếu giảm mạnh thời gian qua vì lãnh đạo doanh nghiệp bị khởi tố như “họ FLC” và “họ Louis” đều thu hút được dòng tiền của thị trường.

Nhóm cổ phiếu liên quan ông Trịnh Văn Quyết có FLC (Tập đoàn FLC); ROS (FLC Faros); HAI (Nông dược HAI); ART (Chứng khoán BOS); KLF (Xuất nhập khẩu CFS) tăng kịch trần. Trong khi AMD (Khoáng sản FLC) tăng gần kịch trần 6,47%.

Đây đã là phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp của nhóm cổ phiếu này, tính từ đáy gần nhất, cổ phiếu “họ FLC” đã bật tăng trên 20% trong chưa đầy một tuần.

Tương tự, nhóm cổ phiếu liên quan ông Đỗ Thành Nhân hôm nay cũng có 3 đại diện tăng trần là BII (Louis Land); TGG (Louis Capital) và TDH (Thuduc House). Ngoài ra, hầu hết cổ phiếu khác trong nhóm này cũng đều có mức tăng tích cực như SMT (Sametel) tăng 7,41%; VKC (VKC Holdings) tăng 4,76%; DDV (Dap – Vinachem) tăng 4,43%; AGM (Xuất nhập khẩu An Giang) tăng 2,06%…

Trong phiên hôm nay, thanh khoản trên cả 2 sàn HoSE và HNX đều sụt giảm đáng kể. Trong đó, thanh khoản sàn HoSE đạt khoảng 14.544 tỷ đồng và thanh khoản sàn HNX đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Nếu tính cả giá trị cổ phiếu giao dịch trên UPCoM, thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt hơn 17.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân từ đầu năm khoảng 30.500 tỷ/phiên và bình quân năm 2021 là 26.500 tỷ/phiên.

Về giao dịch của khối ngoại, sau 8 phiên mua ròng liên tiếp, khối này đã quay đầu bán ròng 261 tỷ đồng trên HoSE hôm nay. Tương tự, khối này bán ròng 14,5 tỷ đồng trên UPCoM nhưng mua ròng 3,1 tỷ đồng trên HNX.

Chứng khoán lao dốc kỷ lục, nhà đầu tư bắt đầu tắt app?

Chuyên gia khuyến nghị trong lúc khó khăn thì càng cần theo dõi diễn biến để có chiến lược phù hợp, không nên bỏ mặc tài khoản theo kiểu tắt app.

Khối ngoại bán ròng

Trong phiên giảm điểm sáng 27/4, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay đầu bán ròng sau 8 phiên mua ròng liên tiếp trước đó

Theo: Zing News

Posted on Tháng Tư 28, 2022 in Tin tức

Share the Story

Back to Top