Đây là kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu Q&Me với 376 đối tượng từ 20 đến 49 tuổi tại TP.HCM và Hà Nội về mức độ sử dụng và mức độ phổ biến của chuỗi các nhà hàng ăn uống.
Giới trẻ thích đi cà phê để trò chuyện với bạn bè, làm việc. Ảnh: Phương Lâm. |
Theo đó, 56% người được hỏi đi đến các quán cà phê hàng tuần. Còn đối với các nhà hàng, 63% đi đến các nhà hàng lẩu/nướng/BBQ, 49% người đi đến các nhà hàng pizza mỗi tháng. Số người đi đến các nhà hàng Nhật Bản mỗi tháng một lần hoặc hơn là 33%.
Top 3 thương hiệu đồ uống được yêu thích là Highlands, Phúc Long và The Coffee House. Highlands được đánh giá cao nhờ các địa điểm thuận tiện, không khí tại quán và nhận diện thương hiệu tốt. Top 9 thương hiệu đồ uống được yêu thích còn có Starbucks, Trung Nguyên, Aha, Passio, Cheese Coffee, Viva Star.
Danh sách những cửa hàng thức ăn nhanh được yêu thích là những thương hiệu quen thuộc như KFC, Lotteria, McDonald’s, Jollibee…
Kichi Kichi, Gogi house, King BBQ là những thương hiệu đồ nướng/lẩu/BBQ được yêu thích trong khi 3 thương hiệu pizza được yêu thích nhất gọi tên Pizza Hut, The Pizza Company và Domino Pizza. Một thương hiệu pizza nổi tiếng khác là Pizza 4P’s lại chỉ nằm trong top 4 với 33% số người được hỏi yêu thích.
Theo báo cáo thị trường thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam do iPOS thực hiện, đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng, quán cà phê và tiếp tục xu hướng tăng dần đều với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) giai đoạn 2016-2022 khoảng 2%.
Doanh thu thị trường ăn ngoài tại Việt Nam trong năm qua ước đạt 333.690 tỷ đồng, hồi phục dần về mốc trước đại dịch.
Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu dịch vụ F&B trên cả nước có sự phân hóa mạnh và 95% thuộc về dịch vụ ăn uống đơn lẻ, tức các cơ sở hoạt động độc lập có một hoặc ít hơn 10 cửa hàng và không liên kết với doanh nghiệp nào khác. Đây chủ yếu là nhóm doanh nghiệp gia đình hoặc quan hệ đối tác.
Mặt khác, thị phần doanh thu từ các chuỗi dịch vụ ăn uống, có tối thiểu 10 cửa hàng thương hiệu, chỉ chiếm 5%.
Theo iPOS, các nhà hàng, quán ăn uống độc lập vẫn được người dân ưa chuộng hơn cả tại thị trường nội địa. Lý do lớn nhất là giá cả đồ ăn, thức uống tại các chuỗi cửa hàng vẫn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam và mới chỉ phổ biến ở các đô thị loại 1.
Sự mở rộng của các chuỗi cà phê ở Việt NamNhờ xu hướng tiêu dùng phục hồi hậu đại dịch cộng thêm yếu tố được rót vốn đầu tư, các chuỗi cà phê lớn tại thị trường Việt Nam đều mở rộng số lượng điểm bán. |
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Theo: Zing News
Comments are closed.