Sáng 24/3, nhiều tiểu thương ở An Đông Plaza tiếp tục trưng biển phản đối với mong muốn ban quản lý (BQL) miễn, giảm giá thuê sạp. Đây đã là ngày thứ 3 liên tiếp các tiểu thương đóng cửa tổng cộng 2.700 sạp, tạm ngưng kinh doanh để phản đối chính sách của BQL. |
Trước đó trên loa thông báo, BQL yêu cầu tiểu thương không kích động, tụ tập gây mất trật tự. BQL cũng cho biết những phản ánh của tiểu thương sẽ được xử lý khi liên hệ theo số hotline. |
Theo ghi nhận của Zing, hiện cả ba tầng lầu kinh doanh giày dép, quần áo thời trang đều im lìm, chỉ lác đác vài sạp buôn bán. Nhiều sạp đã đóng cửa từ Tết Nguyên đán, treo bảng cho thuê lại. |
Trao đổi với Zing, chị H.P. cho biết vào năm 2016, đa số tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp dài hạn 5 năm và đóng tiền một lần với giá trung bình khoảng 25 triệu đồng/tháng. Đến tháng 4 năm nay, hợp đồng này sẽ hết hạn và mức giá thuê mới trung bình ở mức 30 triệu đồng/tháng. “BQL nói đã giảm giá 30% nhưng chỉ giảm nếu tiểu thương đóng tiền một lần 6 tháng hay một năm. Giá cũng giảm trên mức giá mới (đã tăng) chứ không phải giá cũ. Tuy nhiên, tiểu thương không tin tưởng khi đóng tiền dài hạn vì BQL không thể công chứng giấy tờ”, chị nói. |
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc kinh doanh của tiểu thương tại An Đông Plaza rất ảm đạm. “Chúng tôi mở cửa ra, ngồi nhìn nhau cả ngày rồi đóng cửa vì không có khách. Có những tiệm mở cả tuần rồi vẫn không có lấy một vị khách mở hàng”, một tiểu thương đã kinh doanh tại đây 13 năm chia sẻ. Người này cho hay đã cho 4 nhân viên nghỉ việc vì không gồng nổi tiền thuê mặt bằng, phí điện nước và cả tiền lương nhân viên. |
“Chúng tôi hiểu câu chuyện thị trường là thuận mua vừa bán nhưng chúng tôi đã kinh doanh ở đây từ rất lâu nên không phải nói đi là đi được. Chúng tôi chỉ cần được hỗ trợ một phần qua giai đoạn khó khăn. Đóng cửa nghỉ bán ai không sốt ruột?”, chị N., một tiểu thương khác tâm sự. |
Theo các tiểu thương, mặt hàng quần áo, giày dép buôn bán ế ẩm vì lạm phát khiến người dân cắt giảm chi tiêu. Sau 2 năm Covid-19 khó khăn với thời gian đóng cửa kéo dài, họ vẫn chưa thể tìm được lối ra cho việc kinh doanh. Phía dưới, chỉ có một vài tiệm vàng vẫn mở cửa kinh doanh. |
Tại buổi gặp mặt với các tiểu thương, bà Trần Thị Thanh Thúy – Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông Plaza cho biết đã ghi nhận ý kiến của tiểu thương và sẽ có câu trả lời trong thời gian tới. “Quý vị đóng cửa thì quý vị tự hủy hoại việc kinh doanh của chính mình” – bà Thanh Thúy nói thêm. |
Vì sao tiểu thương chợ Đại Quang Minh đồng loạt xin nghỉ bán?138/150 tiểu thương tại chợ nguyên phụ liệu ngành dệt may Đại Quang Minh tại quận 5 (TP.HCM) đã xin ngừng kinh doanh vì cho rằng giá thuê sạp tăng 50-130% sau dịch là bất hợp lý. |
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Comments are closed.