10 nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Tổng khối tài sản ròng của “câu lạc bộ tỷ phú” ở 2 nước này lần lượt là 4.700 tỷ USD và 1.670 tỷ USD.

2.640 tỷ phú trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới năm 2023 của Forbes tới từ 77 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tăng so với con số 75 của năm ngoái.

2 quốc gia mới gia nhập danh sách là Panama và Armenia. Mỗi nước có thêm một tỷ phú: tỷ phú đầu tư người Panama Stanley Motta và ông Ruben Vardanyan – một chính trị gia, chủ ngân hàng đầu tư có quốc tịch Armenia.

10 quốc gia/vùng lãnh thổ nhiều tỷ phú nhất thế giới
Dữ liệu: Bloomberg
Nhãn Mỹ Trung Quốc Ấn Độ Đức Nga Hong Kong Italy Canada Đài Loan Anh
Năm 2022 tỷ phú 735 539 166 134 83 67 62 64 51 50
Năm 2023 735 495 169 126 105 66 66 63 52 52

Trung Quốc và Mỹ nhiều tỷ phú nhất thế giới

Mỹ một lần nữa đứng đầu danh sách với 735 tỷ phú, tương tự năm ngoái. Gần 50 người Mỹ, bao gồm Kanye West và Sam Bankman-Fried đã rời khỏi danh sách. Hàng chục người khác qua đời. Nhưng hơn 60 người Mỹ lần đầu tiên gia nhập đội ngũ tỷ phú trong năm nay.

Nhưng Mỹ không còn là quê hương của tỷ phú giàu nhất thế giới. Đại gia đồ xa xỉ Bernard Arnault (Pháp) đã vượt mặt tỷ phú xe điện Elon Musk để trở thành người giàu nhất hành tinh. Tuy nhiên, 17 trong số 25 người giàu nhất thế giới vẫn đến từ Mỹ.

Tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ trong năm nay là 4.500 tỷ USD, giảm so với 4.700 tỷ USD của năm ngoái. Nguyên nhân là lãi suất tăng cao giáng đòn lên thị trường, khiến nhiều startup lao đao.

Trung Quốc là nước có nhiều tỷ phú thứ 2 thế giới. 495 tỷ phú (không bao gồm người Hong Kong và Macau) nắm giữ tổng cộng 1.670 tỷ USD.

Năm ngoái, 539 tỷ phú của Trung Quốc nắm giữ khối tài sản trị giá 1.960 tỷ USD. Nhưng những người giàu nhất đất nước đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, kéo tụt tốc độ tăng trưởng kinh tế và đè nặng lên giá cổ phiếu.

Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản – sau nhiều năm tăng trưởng quá nóng – cũng ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Cùng với đó là việc Bắc Kinh đẩy mạnh chấn chỉnh các tập đoàn công nghệ lớn.

Những cái tên rời khỏi danh sách tỷ phú của Trung Quốc là đại gia thuốc lá điện tử Xiong Shaoming và Zhao Weiguo – Chủ tịch Tsinghua Unigroup, một doanh nghiệp bán dẫn quốc doanh.

Zhao đã “mất tích” từ giữa năm 2022 và bị buộc tội tham nhũng vào tháng 3 năm nay.

Đức, Ấn Độ và Nga nằm trong top 5

Theo sau Mỹ và Trung Quốc là Ấn Độ, quốc gia có nhiều tỷ phú thứ 3 với 169 người. Danh sách tỷ phú của nước này có thêm 3 người, nhưng tổng giá trị tài sản của họ đã giảm 75 tỷ USD so với năm ngoái xuống 675 tỷ USD.

Tài sản của ông Gautam Adani – Chủ tịch Adani Group – đã giảm mạnh từ 90 tỷ USD trong năm ngoái xuống 47,2 tỷ USD. Các cáo buộc gian lận và thao túng thị trường nhắm vào những công ty mang tên ông khiến giá cổ phiếu lao dốc không phanh.

Trong khi đó, Đức đứng thứ 4 với 126 tỷ phú, giảm từ 134 người của năm ngoái. Ông Dieter Schwarz là người giàu nhất nước Đức với khối tài sản ròng 42,9 tỷ USD. Ông sở hữu chuỗi siêu thị giảm giá Schwarz với doanh thu hơn 140 tỷ USD/năm.

Bất chấp xung đột và hàng loạt lệnh trừng phạt từ phía phương Tây, Nga vẫn có 105 tỷ phú với tổng giá trị tài sản ròng là 474 tỷ USD, tăng từ 83 người với 320 tỷ USD trong năm ngoái.

Những tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất trong năm ngoái là đại gia phân bón Andrey Melnichenko, với tổng giá trị tài sản tăng từ 11,1 tỷ USD của năm ngoái lên 25,2 tỷ USD. Gián đoạn nguồn cung do xung đột đã đẩy giá phân bón tăng vọt.

Tỷ phú dầu mỏ Vagit Alekperov, đại gia thép Alexey Mordashov và tỷ phú niken Vladimir Potanin cũng bỏ túi lần lượt 10 tỷ USD, 7,7 tỷ USD6,4 tỷ USD trong năm nay.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Người Trung Quốc lại muốn mua nhà

Thị trường nhà ở Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau nhiều tháng ảm đạm. Điều này cho thấy những nỗ lực giải cứu của Bắc Kinh đã phát huy tác dụng.

Vượt USD, nhân dân tệ trở thành ngoại tệ phổ biến nhất ở Nga

Do các biện pháp trừng phạt từ phía phương Tây nhắm vào hệ thống tài chính của Nga, khối lượng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ tại nước này đã tăng mạnh.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Tư 6, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top